Lợi ích kép từ việc đầu tư điện mặt trời trên mái trang trại

Quyết định 11/2017 QĐ-TTg VỀ CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM của Thủ tướng đã tạo ra cơ hội chế rất tốt thúc đẩy phát triển ngành năng lượng tái tạo như vũ bão. Ngoài các dự án phát triển về điện gió, điện mặt trời áp mái, mặt đất, mặt nước... thì hiện nay khá nhiều mô hình lắp đặt tấm Pin năng lượng trên mái trang trại được các nhà đầu tư nhắm tới.

Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn về điện mặt trời (ĐMT), với mức giá bán ĐMT khoảng  9,35 cent Mỹ/kWh trong thời gian 20 năm theo quy định của Chính phủ chỉ áp dụng cho các dự án nối lưới có hiệu suất của tế bào quang điện lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15% (theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Cùng với đó là sự ràng buộc về diện tích đất sử dụng của dự án ĐMT nối lưới có diện tích sử dụng đất lâu dài không quá 1,2 ha/MWp (Thông tư 16/2018/TT-BCT) thì quá nhiều nhà đầu tư về lĩnh vực này là điều dễ hiểu. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 là 850MWp thì hiện nay con số đó đã vượt xa chỉ tiêu đề ra và đang có xu hướng nhiều dự án nữa được hình thành trong thời gian tới.

Xây dựng tiêu chí, quy chuẩn chung

Kinh nghiệm thực tế từ các nước châu Á và trong khu vực Đông Nam Á cho thấy, để thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng sạch, trong đó có ĐMT, Nhà nước cần có chính sách khoa học cụ thể về phát triển năng lượng sạch, đồng thời phải có sự quyết liệt trong chỉ đạo thực hành các chính sách đó. Chính phủ tạo cơ chế công bằng và định hướng rõ ràng để các doanh nghiệp cùng tham gia phát triển ĐMT tại Việt Nam. Đây chính là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy ngành năng lượng sạch phát triển.

Như vậy, để phát triển ĐMT đi đúng hướng và bền vững, từ việc nhận diện và phân tích những khó khăn, vướng mắc nêu trên ngay từ bây giờ bắt đầu của quá trình phát triển, chúng ta cần xây dựng tiêu chí, quy chuẩn chung để tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhưng chặt chẽ cho ĐMT phát triển.

Theo đó cần xây dựng tiêu chí ngành cho ĐMT như: Xây dựng cơ chế cụ thể cho các nhà đầu tư, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật với thiết bị của ĐMT, ban hành các quy định để kiểm tra, giám sát chất lượng thiết bị, đề xuất thành lập đơn vị chức năng để xây dựng các tiêu chí kỹ thuật, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực về ĐMT…

Về tài chính, Nhà nước có thể ban hành các văn bản khuyến khích các ngân hàng thiết kế gói vay liên quan đến ngành năng lượng mặt trời nói chung và ĐMT nói riêng, với các gói vay phù hợp từng đối tượng đầu tư…

Cần nhanh chóng hoàn thiện các quy trình, trình tự, thủ tục đấu nối và ký hợp đồng; tiếp nhận và giải quyết yêu cầu bán điện từ dự án ĐMT của chủ đầu tư; thanh toán tiền điện đối với dự án ĐMT; các hạng mục kiểm tra ban đầu khi đấu nối và trong quá trình vận hành dự án để tạo ra sự thông thoáng, thuận lợi cho các bên tham gia.

Để thúc đẩy phát triển ĐMT tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 2023/QĐ-BCT ngày 5/7/2019 gồm 5 hợp phần là: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định hỗ trợ phát triển ĐMT theo hướng sẵn sàng chuyển đổi sang điều kiện thị trường; tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm; thúc đẩy các điều kiện thị trường và chương trình tài trợ thí điểm; chương trình Chứng chỉ Điện mặt trời áp mái; xây dựng hệ thống thông tin quản lý và chiến lược truyền thông.

Đồng thời, Bộ Công Thương đã xây dựng, hoàn thiện chính sách về ĐMT; thực hiện các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ cho bên lắp đặt ĐMT; xây dựng bộ tiêu chí về tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm dành cho hệ thống ĐMT; triển khai các chương trình hỗ trợ tài chính và tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về ĐMT.

Mới đây Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư xã hội hóa một số công trình lưới điện truyền tải có chức năng thu gom công suất các dự án điện gió, ĐMT từ các chủ đầu tư những dự án này. Đối với các điểm nút truyền tải quan trọng, sau khi công trình đi vào vận hành, cho phép chủ đầu tư bàn giao lại cho ngành điện quản lý, vận hành.

Điều kiện thực hiện dự án

Trước tiên để thực hiện dự án điện mặt trời áp mái trên mái trang trại Nông nghiệp thì các chủ đầu tư phải làm đơn xin thỏa thuận đấu nối với công ty điện lực nơi thực hiện dự án, xem khu vực đó lưới điện có thể đáp ứng truyền tải điện từ hệ thống phát ra.

Chủ đầu tư tìm nhà cung cấp thiết bị đảm bảo các tấm pin thu quang năng và thiết bị Inverter thuộc sản phẩm nằm trong Top 5 lập thương hiệu lớn nhất trên toàn cầu được các chứng nhận độc uy tín trên thế giới chúng nhận. 

Chủ đầu tư bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án, 1 dự án ĐMT áp mái trên trang trại dao động từ 16 - 22 tỷ VNĐ tùy theo thiết bị đầu vào, tuy nhiên với cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT thì ngân hàng có thể cho vay 70% tổng giá trị đầu tư của dự án hoặc 10 tỷ VNĐ đối với gói vay thiết bị.  

Quý khách cần thêm tông tin về đầu tư dự án vui lòng liên hệ số 08 88 39 28 29 để được đội ngũ Tân Việt Mỹ tư vấn.

Hình ảnh thi công các dự án:

Chia sẻ